Trên bình diện chung, chất lượng hàng TCMN Việt Nam chưa thật cao; đa phần cơ sở làm hàng còn phân tán, khó sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn
Hàng TCMN của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng, bởi nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn do “vòng đời” sản phẩm ngắn. Điều kiện thâm nhập thị trường thế giới khá thuận lợi, có tiếng là giá hợp lý, có tính riêng biệt và bản sắc văn hóa. XK mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, bởi so với mặt hàng gia công tuy trị giá XK cao nhưng tỷ lệ trị giá nguyên liệu nhập khẩu trong cấu thành sản phẩm khá lớn (có khi tới 70%) thì với hàng TCMN hầu như chỉ dùng nguyên, phụ liệu nội địa.
Sự khôi phục và chấn hưng làng nghề, trong đó chủ yếu là làng nghề truyền thống về TCMN mang lại kết quả ngoài mong muốn ban đầu chỉ là không để những nghề quý thất truyền, bởi đã góp phần tạo sự bứt phá trong sản xuất và XK hàng TCMN. Nhiều hàng với mẫu mã hấp dẫn ra đời, làm đẹp thêm cuộc sống đang đổi mới và bắt mắt, níu chân nhiều du khách. Trước nguy cơ bị lược nhựa lấn át, làng nghề lược sừng Thụy Ứng, Hòa Bình, Thường Tín, Hà Tây mày mò tìm nhiều mẫu mới: lược cán tròn, cán chuôi liềm, cán đuôi chuột, hình múi bưởi.., và với thủ thuật trau chuốt mới lắp mô-tơ điện, lại mở được hướng XK, đầu tiên là Đài Loan, rồi Trung Quốc, Campuchia, đã làm bừng sáng nghề truyền thống này.
Sự phát triển của du lịch, nhất là du lịch quốc tế góp phần thăng hoa cho mặt hàng này. Nhiều làng nghề TCMN được ghi danh trên bản đồ tour. Riêng chuyến cập cảng Sài Gòn của tàu Word trong 6 ngày, các shop đã bán được trên 100 nghìn USD, chưa tính các khoản độc chiêu như mấy viên đá quý có hình phu nhân Hillary Clinton giá 25 nghìn USD. Tại Quảng Ninh, 6 mẩu than bán được 30 USD chỉ vì từng mẩu ghi được vỉa, tuổi của nó. Hôị An có dịch vụ cắt áo dài bằng tơ lụa lấy ngay...
Tuy nhiên, trên bình diện chung, chất lượng hàng TCMN Việt Nam chưa thật cao; đa phần cơ sở làm hàng còn phân tán, khó sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Không ít đơn vị chậm đổi mới mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm và đặc biệt phải đối mặt với tình trạng suy cạn nguyên liệu. Nguồn tre trúc, mai, vầu, song, mây đang cạn dần do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng mới một cách căn cơ, có địa phương đã phải “bế quan”, chỉ lưu hành trong nội tỉnh để đảm bảo rừng sinh tồn và cung ứng cho cơ sở của địa phương. Nguồn tơ đang dùng có phần là tơ thủ công cấp B, C, nên đã phải nhập loại phẩm cấp cao.
Song do lợi ích kinh tế - xã hội và trên cơ sở đánh giá năng lực sản xuất, tiềm năng về nhu cầu thị trường, hàng TCMN vẫn là một trong những mũi nhọn tập trung phát triển XK trong giai đoạn 2006 - 2010, do đó Đề án XK giai đoạn này đặt mục tiêu XK mặt hàng này tăng bình quân 20%/ năm, đưa kim ngạch năm 2010 đạt 1,5 tỉ USD.
Muốn vậy, cần tập trung tìm các giải pháp để vừa phát triển nguồn nguyên liệu chất lượng cao vừa tránh nạn khai thác bừa bãi, phải thực hiện tốt các Chương trình trồng, khai thác rừng lấy song, mây, tre, nứa, lá. Nâng cao tính chuyên nghiệp của XTTM: phát hiện và giới thiệu kịp thời các thị hiếu mới, quy cách, phẩm chất... của thị trường nước ngoài, tư vấn cho các nhà sản xuất và kinh doanh. Kết hợp XTTM với XT du lịch vì lợi ích của hai lĩnh vực này.
Liên kết Nghệ nhân, Nhà mỹ thuật, Nhà sản xuất, Nhà kinh doanh, tìm tòi mẫu mã mới, chất liệu mới, chất liệu thay thế và nhanh chóng đưa vào sản xuất.... Phát hiện những tài năng trẻ để bồi dưỡng, đào tạo thành lớp người kế tục tay nghề tinh thông, tạo mẫu cừ khôi.
Tiếp tục phát triển làng nghề theo quyết định số 132/TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Thành lập cơ quan nhà nước thống nhất quản lý TCMN, lập hiệp hội của ngành nghề này
Danh mục sản phẩm
Liên kết website
Tin tức
( Hiệp hội TCMN làng nghề Hà Tây - 25/09/2009 )
Tin tức